Đối với nhân viên văn phòng càng khó, để đi giày cao gót không đau chân, hãy để biquyet.com.vn bật mí cho bạn nhé!
Mục lục
1. Dùng băng cá nhân (Urgo) cách đơn giản để đi giày cao gót không đau chân
Là cách phổ biến nhưng việc dán băng urgo vào gót chân lại cực hiệu quả, đặc biệt khi bạn đi giày cao gót hay giày da cứng. Không chỉ giảm ma sát mà nó còn giúp chân bạn đỡ phồng rộp.
Xem thêm: 20 bí quyết để trở nên xinh đẹp mỗi ngày bạn cần biết
2. Phấn rôm giúp bạn đi giày cao gót không đau chân
Những đôi giày mới thường dễ gây cảm giác bí bức, căng chật gây đau chân. Phấn rôm không chỉ là cứu cánh giúp hút ẩm, hạn chế mùi hôi mà còn giúp tránh cọ xát gây xước chân hiệu quả. Khi dùng một đôi giày mới, hãy rắc một chút phấn rôm trực tiếp vào giày. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn khi bạn khi chân trần không tất.
3. Làm mềm giày để đi giày cao gót không đau chân
Nếu đôi giày của bạn bị chật hoặc chất liệu giày cứng khiến gót sau của chân bị chà sát đau nhức, bạn có thể sử dụng cách dưới đây để làm mềm giày.
bạn có thể dùng rượu trắng, hoặc cồn nguyên chất càng tốt. Lấy bông tẩm cồn xoa vào khắp lòng trong của giày, da giày thời trang mềm đi, cồn sẽ bốc hơi nhanh và bạn có thể xỏ chân, đã mang tất, vớ loại dày, để đi luôn.
Cồn nguyên chất có tác dụng đặc biệt làn giãn da. Nếu chỉ có một hai điểm bị kích thì bạn chỉ cần xoa cồn vào trúng điểm tiếp xúc trong lòng giày.
Có thể dùng nước thay thế cồn nếu kích nhẹ vì nước cũng làm nở da. Nhưng đừng không xoa cồn lên mặt ngoài giày thời trang, sẽ gây phai màu, biến dạng dáng giày da.
4. Dùng tất dày và máy sấy
Cứ tưởng tất chỉ tác dụng mang vào chân và máy sấy chỉ dùng để sấy tóc là không đúng đâu nhé! Với giày da nữ bị chật thì đây sẽ là 2 món vũ khí khắc phục tuyệt vời. Chọn cho mình một đôi tất dày, sau đó dùng máy sấy sấy giày da tại vị trí mà giày chật chân rồi đi giày vào chân đã mang tất. Sau đó, bạn sẽ mang giày di chuyển xung quanh cho đến khi giày nguội hẳn. Đôi giày da mới của bạn sẽ được nới rộng hơn hẳn đấy. Một lưu ý nhỏ là mẹo này chỉ thích hợp với những đôi giày da cao cấp được làm từ chất liệu da thật thôi bạn nhé!
5. Dùng miếng lót bàn chân để giảm đau cho phần trước của lòng bàn chân.
Nếu phần trước lòng bàn chân trở nên đau nhức vào cuối ngày, có lẽ là đôi giày của bạn quá cứng, đặc biệt là giày cao gót. Bạn nên mua miếng đệm lót và dán vào phần trước đế giày, ngay vị trí lồi lên của lòng bàn chân. Miếng lót này thường có hình oval hoặc hình quả trứng.
6. Lăn khử mùi giúp bạn đi giày cao gót không đau chân
Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa mùi hôi tại các điểm nhạy cẩm, lăn khử mùi còn có khả năng giảm đau chân khi đi giày mới cực hiệu quả.
Lăn khử mùi giúp giảm ma sát hiệu quả, giúp giảm tổn thương lại không gây hại cho da chân.
7. Chọn những đôi giày có quai hay giày cao gót hở mũi
Những đôi giày cao gót có quai hỗ trợ không những đem lại cảm giác chắc chắn hơn mà còn giúp giảm bớt tình trạng đau chân. Sự hỗ trợ từ quai hậu giúp chân bạn không mất quá nhiều sức để giữ chặt đôi giày không bị tuột ra khi đi lại.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những đôi giày cao gót hở mũi để giảm áp lực lên các vết chai sần ở bàn chân. Những đôi giày cao gót này cũng giúp bạn thay đổi phong cách, khiến tủ giày trông đa dạng hơn.
8. Luyện tập đi bộ trên giày cao gót
Tư thế đi, đứng cũng ảnh hưởng đến xương bàn chân. Nếu bạn dồn hết trọng lượng lên mũi chân, một thời gian xương chân có thể biến dạng và gây đau nhức.
Hãy để cơ bụng cùng tham gia khi bước đi, giữ vai cố định và đầu ngẩng cao. Tiếp đất bằng gót chân trước khi bước rồi hạ mũi chân để đi bước tiếp theo.
Bạn sẽ phải giữ lưng hơi cong và đưa ngực cùng xương chậu hướng về phía trước. Khi đó, trọng tâm cơ thể sẽ được phân bố đều.
9. Nới rộng giày da bằng nước
Phương pháp này nghe thật lạ đúng không nào? Thế nhưng đây lại là cách nới rộng giày da vô cùng hữu ích đấy. Bạn chỉ cần đặt 2 túi nước vào 2 chiếc giày da của mình, sau đó đặt giày vào ngăn đá tủ lạnh để qua đêm. Đến sáng hôm sau bạn sẽ nhận được một kết quả bất ngờ, đó là đôi giày da nữ xinh đẹp của bạn đã được nới rộng ra rồi.
10. Dán băng dính vào ngón áp úp với ngón giữa
Khi tìm cách làm thế nào để đi giày mới không đau chân, dán băng dính vào ngón áp út và ngón giữa là biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả. Băng dính sẽ giúp cố định hai ngón chân lại và giảm bớt áp lực dồn xuống gây đau mũi chân.
Với 10 cách trên đây, ắt hẳn các bạn nữ sẽ không còn bị đau chân khi đi giày cao gót nữa.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: shopdonghai.com, zingnews.vn, hellobacsi.com,…)