Bỉm vải có thể tái sử dụng nhiều lần, tuy nhiên nó cần được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Nếu chưa biết cách giặt bỉm vải sao cho hiệu quả, mẹ có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Các bước giặt bỉm vải đúng cách
Để có thể hiểu rõ hơn về cách giặt bỉm vải, các mẹ có thể đọc kỹ hướng dẫn được nhà sản xuất in trên bao bì. Bởi mỗi sản phẩm tùy vào chất liệu sẽ có những yêu cầu khác nhau khi giặt, chẳng hạn như nhiệt độ nước, lượng bột giặt và nước xả vải phù hợp,…
Nhìn chung, việc vệ sinh loại bỉm này sẽ bao gồm 3 bước cơ bản như sau:
-
Bước 1: Tháo bỉm vải, sau đó dùng vòi xịt để xả trôi các chất bẩn, cặn bã bám trên bề mặt bỉm vào bồn cầu. Nếu mẹ sử dụng tã dán quần bỉm cho con thì không cần thực hiện bước xả bằng vòi xịt. Mẹ chỉ cần tháo miếng tã, cuộn lại và cho vào thùng rác.
-
Bước 2: Tháo rời các bộ phận của chiếc bỉm và ngâm với chất tẩy rửa trong khoảng nửa tiếng. Lưu ý mẹ chỉ nên dùng các sản phẩm tẩy rửa có thành phần từ thiên nhiên và lành tính cho da trẻ em.
-
Bước 3: Vò nhẹ bỉm để loại bỏ các vết bẩn còn lại, sau đó cho bỉm vào nước xả vải chuyên dụng cho bé sơ sinh trong vòng 10 phút để tạo mùi hương.
-
Bước 4: Bỉm vải của bé sau khi giặt xong thì vắt khô và mang đi phơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và không quá nắng để hạn chế vải bị sờn.
Lưu ý khi giặt và sử dụng bỉm vải để bảo vệ da bé tốt hơn
Ngoài các bước giặt bỉm vải, mẹ cũng cần nắm được một số lưu ý trong quá trình giặt sản phẩm này để có thể bảo vệ da bé tốt hơn. Cụ thể:
-
Bỉm vải của bé khi mới mua về cần giặt qua ít nhất một lần trước khi sử dụng. Mục đích của việc làm này là loại bỏ đi lớp bụi vải bám trên bề mặt của tã trong quá trình sản xuất. Do đó, khi giặt, mẹ không cần dùng nước giặt mà chỉ cần ngâm bỉm trong nước 10 phút và dội lại sau đó mang đi phơi khô.
-
Nên giặt bỉm vải cho bé bằng tay thay vì giặt máy. Điều này sẽ giúp bỉm luôn mềm mại và không bị xơ cứng. Bên cạnh đó, việc giặt tay cũng đảm bảo vệ sinh hơn giặt máy.
-
Tuyệt đối không dùng các chất tẩy trắng để giặt bỉm cho con. Các hóa chất độc hại có trong sản phẩm này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến làn da nhạy cảm của bé.
-
Chỉ sử dụng lượng nước giặt vừa đủ và xả sạch nhiều lần với nước. Việc nước giặt còn tồn đọng trong bỉm vải của con sẽ không tốt cho da bé.
-
Dùng nước giặt và nước xả vải chuyên dụng, có nguồn gốc thiên nhiên và an toàn cho da bé.
-
Chọn nơi thoáng mát, có ít bụi, nhiều gió và ánh nắng mặt trời để phơi bỉm vải cho con. Điều này sẽ giúp bỉm khô nhanh hơn mà còn được diệt vi khuẩn và lưu hương thơm lâu.
-
Khi mặc bỉm vải cho bé,mẹ hãy cài phần nút gài ôm khít vào vùng mông và đùi của con để không cho chất thải tràn ra bên ngoài. Tuy nhiên, không nên siết quá chặt để tránh gây vết hằn, khiến bé đau đớn, khó chịu khi cử động.
-
Hãy lồng một lúc 2 miếng lót tã vào vỏ bỉm vải của bé vào ban đêm để không cần thức dậy thay bỉm cho con quá nhiều lần.
-
Trung bình, cứ mỗi lần 2 lần miếng lót thì mẹ nên thay vỏ bỉm 1 lần. Nguyên nhân là do sản phẩm này không có chất khử mùi nên có thể để lại mùi hôi khiến bé khó chịu.
Cách giặt bỉm vải thực sự không quá phức tạp, song cũng khiến mẹ tốn khá nhiều thời gian trong tuần. Để có thêm khoảnh khắc nghỉ ngơi thư giãn bên con, mẹ có thể lựa chọn bỉm giấy dùng một lần để thay thế bỉm vải. Bỉm giấy không chỉ có khả năng thấm hút và khóa ẩm tốt mà còn đảm bảo vệ sinh và cực kỳ tiết kiệm công sức cho mẹ. Mẹ có thể mua dùng thử các gói tã dán 20 miếng để dùng thử cho bé nếu lo lắng mua nhiều mà dùng không phù hợp sẽ tốn kém.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ giặt bỉm vải và sử dụng bỉm vải tốt hơn cho con. Chăm con là một quá trình mẹ cần bỏ nhiều tâm sức, hãy cùng cố gắng tìm ra cách chăm con khéo léo để bé khỏe và mẹ cũng có thêm nhiều thời gian cho chính mình mẹ nhé!