Thang máy gia đình không chỉ giúp đỡ việc di chuyển trở nên thuận tiện mà còn giúp tăng giá trị bất động sản. Vậy những ngôi nhà có diện tích nhỏ hay nhà cải tạo có lắp thang máy được không? Những lưu ý khi lắp đặt thang máy là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!
Mục lục
1. Chọn thang máy có tải trọng và kích thước tối ưu
Lựa chọn tải trọng và kích thước thang máy phù hợp với nhu cầu sử dụng không chỉ giúp gia chủ tối ưu ngân sách lắp đặt mà quá trình sử dụng cũng thuận tiện và tiết kiệm điện năng hơn.
Dưới đây là một số gợi ý về cách lựa chọn kích thước và tải trọng thang máy phù hợp:
Tải trọng thang máy | Kích thước cabin (Dài x Rộng x Cao) mm | Số lượng thành viên |
300kg | 800 x 830 x 2130 mm | 2 – 3 người |
400 – 500kg | 900 x 1400 x 2130 mm | 4 – 6 người |
630kg | 1100 x 1400 x 2130 | 7 – 8 người |
Thang máy tải trọng 300kg là lựa chọn phù hợp đối với những ngôi nhà có không gian hạn chế như nhà phố, nhà cải tạo,… Đặc biệt, các dòng sản phẩm thang máy sàn nâng của Kalea được sản xuất với hơn 20 kích thước từ XS đến XL, mang đến các giải pháp tối ưu cho người dùng, giúp gia chủ có thêm tùy chọn phù hợp với nhu cầu.
Bên cạnh đó, dòng thang máy sàn nâng Kalea Kosmos với thiết kế đột phá, có thể lắp đặt trực tiếp với chiều cao đỉnh giếng thấp (2250mm), hố pit âm sàn (từ 0 – 60mm) và không cần phòng máy riêng, giúp tiết kiệm không gian tối ưu, phù hợp với hầu hết mọi công trình.
Bản kích thước và tùy chỉnh của thang máy Kalea với tải trọng 300Kg
2. Ưu tiên thiết kế kính tạo cảm giác thông thoáng
Thang máy gia đình không chỉ là thiết bị hỗ trợ di chuyển mà còn là món nội thất sang trọng, giúp nâng tầm giá trị của công trình. Trong đó, các dòng thang máy được thiết kế vách kính trong suốt đang rất được ưa chuộng hiện nay vì có khả năng đón ánh sáng tốt, tạo sự thông thoáng cho không gian sống.
Ngoài ra, gia chủ có thể lựa chọn thang máy có tích hợp đèn LED để tăng tính thẩm mỹ và thuận tiện khi sử dụng buổi tối. Cùng với đó, một số đơn vị cung cấp các dịch vụ tự thiết kế, giúp người dùng tự do lựa chọn các màu sắc, chất liệu cũng như nội – ngoại thất của thang máy, tạo nên sản phẩm thang máy gia đình độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân.
Kalea Antera có thiết kế vách kính tạo cảm giác thông thoáng, nâng cao tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
3. Chú trọng tính năng an toàn của thang máy
An toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi lắp đặt thang máy gia đình, đặc biệt đối với gia đình có trẻ nhỏ, người cao tuổi, người gặp khó khăn trong di chuyển. Gia chủ cần lựa chọn các dòng sản thang máy được tích hợp các tính năng an toàn như: Tính năng khóa an toàn trẻ em (Child lock), hệ thống cứu hộ khẩn cấp, hệ thống liên lạc 2 chiều, nút dừng khẩn cấp, chuông báo cháy, hệ thống cảnh báo quá tải, thanh an toàn và viền an toàn,… để yên tâm nhất khi di chuyển.
4. Chú ý vị trí lắp đặt để tối ưu không gian sử dụng
Gia chủ cần chú ý đến vị trí lắp đặt để tối ưu không gian sử dụng, tạo sự thông thoáng, tránh tạo cảm giác chật chội, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của tổng thể kiến trúc ngôi nhà. Một số vị trí mà gia chủ có thể cân nhắc lắp đặt thang máy như:
- Vị trí lắp đặt thang máy cạnh cầu thang bộ: Đây là vị trí thuận tiện, phù hợp với hầu hết các công trình. Phần giếng trời không bị che khuất, giúp đón ánh sáng mặt trời, đảm bảo sự thông thoáng cho toàn bộ không gian sống.
- Vị trí lắp đặt thang máy ngoài trời: Với những ngôi nhà có diện tích sàn nhỏ thì lắp đặt thang máy ngoài trời là lựa chọn tối ưu, giúp tiết kiệm diện tích xây dựng, mang đến sự thoáng đãng cho toàn bộ ngôi nhà.
- Vị trí lắp đặt thang máy trong lòng thang bộ: Đây là vị trí lắp đặt thang được nhiều gia đình ưa chuộng, vừa thuận tiện, vừa tận dụng được khoảng không gian trống giữa lòng cầu thang, vừa hạn chế các tác động đến tổng thể kiến trúc, đồng thời gia tăng yếu tố thẩm mỹ của ngôi nhà.
Thang máy được lắp đặt giữa thang bộ, tận dụng không gian thiết kế tối ưu.
5. Cân đối giá và chi phí lắp đặt thang máy
Giá thành của thang máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Tải trọng và kích thước của thang máy, thang máy liên doanh hay thang máy nhập khẩu, nội – ngoại thất, các công nghệ tính năng được tích hợp kèm theo,…
Thông thường thang máy liên doanh có giá dao động từ 400 triệu đến 1 tỷ (tùy theo tỉ trọng và kích thước của thang máy) và thang máy gia đình nhập khẩu có giá thành tham khảo từ 1 tỷ đồng trở lên. Bên cạnh đó, các thang máy tích hợp càng nhiều tính năng công nghệ hiện đại thì giá thành và chi phí lắp đặt càng cao.
Tốt nhất, gia chủ nên liên hệ với đơn vị lắp đặt để được báo giá thang máy và tư vấn loại thang máy phù hợp nhất với khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng.
6. Chọn thương hiệu uy tín
Gia chủ nên lựa chọn thương hiệu thang máy uy tín để đảm bảo trải nghiệm sử dụng thang máy tốt nhất. Gia chủ nên ưu tiên lựa chọn thương hiệu trên 10 năm kinh nghiệm, có đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, có thời gian bảo hành thang máy tối thiểu 1 năm đối với thang máy ngoài trời và 3 năm với thang máy trong nhà, ưu tiên thương hiệu thang máy nhập khẩu để đảm bảo chất lượng tốt nhất!
Nếu chưa tìm được đơn vị ưng ý, gia chủ có thể tham khảo thương hiệu thang máy Kalea của Thụy Điển. Đây là một trong những thương hiệu thang máy gia đình hàng đầu trên thế giới với bề dày lịch sử hơn 125 năm. Sau nhiều năm kinh doanh, Kalea luôn nỗ lực mang đến cho người dùng những giải pháp thang máy có tính thẩm mỹ cao, bền bỉ và tối đa công năng trong thiết kế tinh gọn nhất.
Thông tin liên hệ: Website Kalea: https://kalealifts.com.vn/ hoặc Hotline: 1800.555.502/0911.454.238.
Thang máy Kalea – Mang đến những giải pháp thang máy thông minh cho gia đình Việt.
Trên đây là những lưu ý khi lắp đặt thang máy cho gia đình có diện tích nhỏ. Gia chủ hãy cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn thương hiệu thang máy gia đình, có thể nhờ chuyên gia nhiều kinh nghiệm tư vấn để chọn được sản phẩm ưng ý nhất.