“Nét chữ – nết người”, việc rèn luyện chữ cho trẻ ngày càng được phụ huynh quan tâm, sau đây là một số bí quyết nhỏ sẽ giúp ích được bạn
Mục lục
Chuẩn bị dụng cụ luyện chữ
– Bút chì: Khi mới tập, mẹ chỉ nên cho con tập viết bằng bút chì. Hiện nay có hai loại bút chì thông dụng là 2B và HB đều mềm, không quá cứng, bé dễ rèn nét thanh nét đậm.
– Bút không quá dài hoặc quá ngắn khoảng 13 cm là vừa phải
– Bút không to hoặc nhỏ quá nhất là chỗ tay cầm bút đường kính 7 mm là vừa
– Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.
– Các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra mực đều.
– Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ
– Tập vở: Trẻ tập viết chữ nên mua tập vở 4 ô ly, có kẻ ngang và dọc.
– Tẩy:
– Bút mực: nên mua bút mài ngòi cho bé. Bút mài ngòi một chút thì sẽ dễ viết được nét thanh nét đậm hơn.
– Bàn học của bé: Bàn ghế phải vừa đúng tâm của bé, sao cho khi ngồi thì khuỷu tay bé vừa chấm xuống mặt bàn.
– Ánh sáng ở góc học tập của trẻ : Một góc học tập sạch sẽ, sáng sủa, được sắp xếp gọn gang làm cho trẻ dễ chịu và hưng phấn hơn khi học.
Cách cầm bút
Để rèn luyện được chữ đẹp điều đầu tiên con phải cầm bút đúng cách.
+ Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm, ngón cái giữ bút ở phía ngoài. Đầu ngón trỏ cầm bút cách ngòi 2,5cm là vừa phải, cầm bút xuôi theo chiều ngồi, tuyệt đối không được cầm bút dựng bút khi viết.
+ Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi.
+ Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng.
+ Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên.
Điều kiện về tư thế ngồi viết để luyện chữ cho trẻ
Một tư thế ngồi đúng chuẩn không chỉ giúp điều chỉnh về vóc dáng, hình thành thói quen tập trung hơn mà còn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh. Và đúng là như vậy, một tư thế ngồi thật thoải mái, không gò bó, hai tay đặt đúng điểm tựa quy định sẽ giúp ta điều khiển được cây bút theo sự chỉ huy của não.
Mặt khác, bàn ghế cũng phải vừa tầm với học sinh vì ngồi quá cao thì đầu phải cúi gằm xuống hay ngồi quá thấp thì đầu phải nhìn lên, điều này hoàn toàn không tốt. Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Nói chung, một tư thế ngồi đúng cách nhất khi tập viết được mô tả như sau:
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm, không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ rất dễ dẫn đến cận thị .
- Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không bị xê dịch khi viết.
- Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái một cách dễ dàng.

Xem thêm: Hướng dẫn từ A-Z cách phát âm chuẩn phiên âm tiếng Anh quốc tế
Luyện chữ cho trẻ viết chữ đẹp đúng cách
Lưu ý thứ nhất để luyện chữ cho trẻ
Để học sinh luyện viết chữ đẹp. Tôi thấy rằng các bậc phụ huynh cũng cần tập những nét cơ bản cùng con. Có như vậy ta mới hiểu và lường trước được những khó khăn gặp phải trong quá trình luyện chữ. Nên tìm hiểu qua sách, báo để bết một số thuật ngữ hay nắm được cơ bản nhất. Các bậc phụ huynh nên tìm và lựa chọn phương pháp phù hợp chuẩn nhất cho con, em mình.
Thứ hai
Nguyên tắc trong luyện viết chữ đẹp đó chính là nắm chắc được nét cơ bản nhất. Sau đó mới hướng dẫn, động viên các con viết đúng và viết đẹp. Tôi cũng đã thấy nhiều phụ huynh sốt ruột. Khi các bé luyện tập nét cơ bản một thời gian nhưng chưa thực sự hiệu quả. Điều này không nên nóng vội vì nét viết cơ bản rất quan trọng. Vì đó là gốc rễ của những nét chữ sau này. Hơn nữa luyện chữ đẹp là rèn cho các bé đức tính nhẫn nại và tỉ mỉ,…
Thứ ba
Một điều đáng lưu ý là trong quá trình luyện viết cho trẻ các nét cơ bản hay viết chữ đúng, đẹp thì nên rèn các chữ theo nhóm, theo bộ cùng đường nét đó, tránh trường hợp rèn nhiều nét cùng 1 lúc sẽ gây nên sự phân tâm, căng thẳng mà không đạt hiệu quả. Ví dụ điển hình 2 nét hoàn toàn khác nhau là chữ a và b.

Với những điều lưu ý trên đây, biquyet.com.vn chúc bạn sẽ luyện chữ cho bé thành công
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: bigschool.vn, toplist.vn, butlatre.com,…)