Mục lục
Hãy thực tế
Quy tắc đầu tiên là phải thực tế về những nhu cầu và mục tiêu của bạn. Tốt hơn là biết rằng mình không thể đảm nhận công việc làm thêm trước khi thảo luận với sếp về công việc đó, hơn là làm được nửa chừng mới nhận ra mình không thể tiếp.
Lên kế hoạch cụ thể cho ngày làm việc
Để một ngày làm việc đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên thiết lập một lịch trình cho ngày làm việc của mình. Bạn lên kế hoạch cụ thể cho 8 giờ làm việc, phân bổ thời gian dự kiến cho từng công việc hoặc dự án, đặc biệt là những dự án lớn. Từ đó, bạn đã có trong tay danh sách các công việc phải làm theo một cách hợp lý nhất.
Đừng hốt hoảng
Thậm chí khi bạn cảm thấy sợ hãi vì một việc gì đó, cũng đừng nên hốt hoảng và giải quyết mọi việc theo kiểu “cho xong”. Hãy từ từ suy nghĩ thật thấu đáo và nhất là phải bình tĩnh, từng bước tìm ra đầu mối của vấn đề để giải quyết. Nếu được, bạn có thể tìm đến một người mà mình tin tưởng để có những giải pháp tốt nhất cho vấn đề bạn đang gặp phải, chí ít cũng là để có người chia sẻ cùng bạn.
Cân bằng các mối quan hệ
Có một ý tưởng là “thời gian sống” là thời gian mà tất cả những ai yêu quý bạn đều cảm nhận được sự quan tâm từ bạn và hài lòng với thái độ mà bạn dành cho họ. Và nếu đúng như thế, thì khối lượng thời gian mà bạn dành để làm được điều đó có thể tính bằng hàng nghìn dặm đường mà bạn phải đi qua để có thể xây dựng được niềm tin và tình yêu thương ở tất cả những người mà bạn muốn.
Bạn có thể lấy những đứa trẻ con làm ví dụ, chúng luôn tin rằng nếu mà bạn bỏ nhiều thời gian để chơi đùa và trò chuyện với chúng, đó chính là thước đo tình yêu mà bạn dành cho chúng. Vậy thì, nếu như bạn muốn mình có được mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp với người thân, lối xóm, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên và cảm thấy dù ở đâu cũng có thể hòa mình vào môi trường thân thiện với mọi người, bạn hãy dành mọi thời gian có thể để mang đến niềm vui và sự hài hước cho họ.
Nụ cười sẽ là cầu nối ngắn nhất khoảng cách để hai người xích lại gần nhau. Và nếu bạn có thể làm cho những người xung quanh mình cười, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được mối quan hệ bền chặt.
Một khi, đã xây dựng và cân bằng được các mối quan hệ, bạn sẽ có cảm giác rõ rệt về sự cộng hưởng của tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Ví dụ, khi cuộc sống trong gia đình diễn ra êm ả, tốt đẹp, bạn sẽ có tinh tần tập trung và thảnh thơi suy nghĩ về những dự án kinh doanh và công việc mà bạn biết mình có khả năng thực hiện tốt.
Cân bằng nghề nghiệp
Một khi, bạn dành quá nhiều thời gian để làm những công việc mà bạn yêu thích, bạn sẽ làm cho cuộc sống mất đi sự cân bằng. Nếu muốn tất cả những gì mà bạn làm đều thành công và hiệu quả, bạn sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng.
Tất nhiên, điều mà bạn mong muốn là đạt được nhiều thành quả trong công việc và làm gia tăng giá trị của cuộc sống qua sự theo đuổi nghề nghiệp. Khi mà bạn không làm được điều đó, trái tim bạn sẽ cảm thấy trống trải và vô nghĩa.
Bạn hãy thử suy nghĩ về ba thứ mà bạn có thể làm trong 90 ngày tới để tỏa sáng trong công việc. Đó có phải là một kỹ năng mà bạn cần phải nâng cao? Đó là những cuốn sách nghiên cứu mà bạn cần phải đọc? Hay là một khóa học mà nhất thiết bạn phải tham dự? Có lẽ bạn đang có nhu cầu gặp một nhà cố vấn có thể đưa ra những lời khuyên chiến lược giúp bạn nâng cuộc sống nghề nghiệp và kinh doanh lên một cấp độ cao hơn?
Hãy luôn nghĩ đến việc cải tiến và tìm ra cách làm những công việc của bạn sao cho hiệu quả nhất. Nên nhớ, một người chỉ được coi là thực sự thành công ở thế kỷ XXI này là những người có giá trị nhất đối với khách hàng và thị trường. Nhà bác học Einstein đã từng bộc lộ: “Hãy học cách trở thành một người được coi là có giá trị, có lẽ sẽ tốt hơn là một người được coi là thành công”.
Nếu làm được điều này, chắc chắn sự thành công sẽ đến cùng bạn.
Thử sức ở một nghành nghề mới
Trong thực tế, có nhiều công việc mang đến nhiều áp lực và chiếm nhiều thời gian hơn một số khác. Nếu cảm thấy cần phải dành nhiều giây phút hơn để chăm sóc bản thân và gia đình, bạn có thể nghĩ đến việc tìm một công việc khác ít căng thẳng và giờ làm việc làm việc linh động hơn.
Tìm kiếm một hình thức làm việc mới
Từ bỏ nghành nghề và môi trường hiện tại mình đang làm, có lẽ sẽ là một quyết định khó khăn đối với nhiều người. Vì thế, bạn vẫn còn một cách khác để trút bớt gánh nặng tinh thần bằng cách xin đổi hình thức làm việc. Bạn có thể đề nghị được làm việc tại nhà hoặc giữ vai trò tư vấn nếu có thể. Đầy cũng là một cách giúp bạn cảm thấy thư thái hơn
Tìm thấy niềm đam mê của bản thân
Trong cuộc sống, cần có một số niềm đam mê, yêu thích cho riêng mình. Khi theo đuổi đam mê, bạn sẽ cảm thấy giảm căng thẳng và tập trung hơn. Điều này giúp xác định được mục đích và hướng đi rõ ràng hơn. Làm điều mình thích sẽ tạo động lực để bạn vượt qua mọi thứ dễ dàng hơn.
Xem thêm: Tổng hợp bí quyết thành công trong cuộc sống hàng ngày
Bình tĩnh tháo gỡ các yêu cầu
Không ít lần bạn bị giằng co giữa nhiều trách nhiệm và cảm thấy mình không đủ để thoả mãn tất cả mọi yêu cầu. Khi đó, hãy tự hỏi bản thân “Cái gì thú vị và xứng đáng cho bạn và gia đình nhất?”. Đừng để ý tới những lựa chọn tốn thời gian quý báu mà lại vô bổ. Nên suy nghĩ và mong đợi khách quan về bản thân và người khác, đồng thời học cách thích nghi trong mọi tình huống.
Bỏ thói chần chừ
Khi có việc cần làm, hãy làm ngay. Sự lảng tránh đôi khi tốn nhiều sinh lực hơn là việc thực sự tiến hành. Thậm chí khi cảm thấy rất miễn cưỡng bắt đầu một dự án nào đó, bạn sẽ quên mất những lo ngại ban đầu một khi đã vào cuộc. Bí quyết ở đây là bắt đầu với những phần đơn giản nhất, rồi bạn sẽ thấy thoải mái để bước vào những phần gai góc hơn.
Chia sẻ gánh nặng
Nhiều người trong chúng ta hay nghĩ rằng chỉ có mình mới hoàn thành tốt một công việc nào đấy. Nếu bạn cũng đã từng thế thì hãy nên suy nghẫm lại, sự tự tin và cầu toàn quá mức cũng góp phần mang đến áp lực cho bạn. Thay vào đó, bạn nên nhờ sự hổ trợ của các đồng nghiệp và người thân nếu có thể.
Bạn nên nhớ, chăm sóc gia đình không chỉ là công việc của một người. Việc chia sẻ công việc sẽ mang lại cho mỗi thành viên nhiều thời gian hơn và quan trọng là nó tạo ra sự gắn bó trong gia đình.
Nhờ giúp đở khi cần thiết
Hãy nhờ giúp đở khi cần thiết, mọi thứ vẫn có thể tốt đẹp mà không cần bạn phải đích thân nhúng tay làm tất. Chẳng hạn, bạn có thể tìm một người giúp việc gia đình để có nhiều thời gian nghĩ ngơi, trò chuyện với người thân sau giờ làm việc. Trong mọi trường hợp khó khăn đều có cách giải quyết hợp lý, chẳng qua bạn cần có thời gian để tìm ra mà thôi.
Tạo dựng những mối quan hệ tốt
Đừng tự biến mình thành “cỗ máy đa năng”, điều này sẽ khiến bạn sớm cảm thấy quá tải. Hãy san sẻ công việc của mình với những người thân hay đồng nghiệp của bạn. Muốn làm được như thế, bạn cần bồi đắp những mối quan hệ tốt đẹp dù ở công sở hay trong gia đình.
Nên nhớ rằng khi cảm thấy quá áp lực, hãy giải quyết theo hướng tích cực chứ đừng trút giận lên người bên cạnh vì điều này chỉ khiến cho bạn mất đi những nguồn trợ giúp hữu ích mà thôi.
Luôn lạc quan
Nếu gặp thất bại trong công việc, tâm trạng và phản ứng của bạn thế nào? Nếu không biết cách kiềm chế cảm xúc, rất có thể bạn sẽ bị sa sút “phong độ” một cách nhanh chóng. Khi ấy, thay vì cứ nghĩ đến cái vị “đắng” của thất bại một cách cục bộ, bạn nên đặt nó lên một trục thời gian dài hơn để thấy rằng đó chỉ là một vấn đề ngắn hạn, trong khi tương lai của bạn vẫn còn rộng mở ở phía trước.
Như vậy, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và tự tin trở lại sau cú vấp ngã này. Dẫu sao thất bại cũng là mẹ của thành công. Hãy luôn luôn lạc quan. Đôi khi bạn cần những vấp ngã để trưởng thành hơn.
Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe
Làm việc căng thẳng, ngồi ở công sở từ 8 đến 12 tiếng mỗi ngày, sẽ khiến cơ thể và tinh thần của bạn mệt mỏi và căng thẳng. Liều thuốc tốt nhất cho tình trạng này là xách mông lên đi đến một phòng gym, nơi chúng ta có thể tập luyện và giảm tress một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn hãy chú ý đến tiếng nói của cơ thể, lựa chọn những bài tập phù hợp với mình để tránh làm cơ thể quá tải hoặc chấn thương. Nếu bạn không thích gym, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những bộ môn khác phù hợp với mình, ví dụ yoga, bơi, chạy, đi bộ..v.v. Điều quan trọng ở đây là sự tập luyện khoa học và đều đặn để cơ thể cũng như tinh thần chúng ta được khoẻ khoắn hơn.
Ngủ, ngủ, và ngủ đúng giờ
Điều này nghe thật trẻ con, nhưng thật ra thói quen “câu giờ” trước khi đi ngủ (đọc ráng vài trang sách, xem nốt một bộ phim) sẽ làm bạn ngủ không đủ giấc và cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau. Một cơ thể thiếu tỉnh táo sẽ khiến bạn làm việc chậm chạp hơn, do vậy tốn thời gian nhiều hơn cho cùng một công việc.
Thiết lập khung giờ hợp lí cho những sinh hoạt cá nhân là cách bạn vừa tận hưởng lành mạnh buổi tối của mình, vừa chuẩn bị sẵn sàng cho ngày làm việc kế tiếp. Thời gian tốt nhất để đi ngủ là trước 23h.
Phân việc theo thứ tự ưu tiên
Bạn sẽ cảm đở bị quá tải hơn khi thiết kế lịch làm việc khoa học, trong đó các công việc được xếp thứ tự ưu tiên thực hiện. Sau khi hoàn tất bản kế hoạch này, bạn sẽ cảm thấy công việc không chất đống như bạn đã tưởng
Đơn giản hóa cuộc sống
Bạn đừng để mình bị nhấn chìm trong hàng đống điều lo lắng, hãy tìm mọi cách đơn giản hóa cuộc sống. Học cách trả lời “không” với lời những yêu cầu giúp đở quá sức mình. Tống khứ bớt những điều phiền toái ra khỏi cuộc sống của mình.
Xem thêm: Hướng dẫn tất cả các bí quyết quản lý công việc hiệu quả nhất 2020