Việc cho con ăn dặm đúng cách luôn là nỗi lo lắng của nhiều mẹ. Vậy ăn dặm như thế nào là đúng cách? Bé 4 tháng có ăn dặm được không? Các chuyên gia nói gì khi bé ăn dặm sớm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này mẹ nhé..
Mục lục
1. Chuyên gia cảnh báo 3 lý do không nên cho bé 4 tháng ăn dặm.
Dễ gặp vấn đề về tiêu hoá: Phó giáo sư- tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Việc mẹ cho bé ăn dặm sớm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Cho ăn dặm sớm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Dễ suy dinh dưỡng: Nếu mẹ cho bé ăn dặm sớm sẽ làm con bị no, ít bú sữa mẹ. Tuy nhiên mẹ không biết rằng những thực phẩm đó không thể thay thế được nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Vì vậy sẽ khiến bé bị thiếu nguồn dinh dưỡng cần thiết gây nguy cơ suy dinh dưỡng.
Tỷ lệ cao thiếu máu do thiếu sắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng: Nguyên nhân chính gây thiếu sắt ở bé do ăn dặm quá sớm, bé ít bú mẹ nên không thể hấp thụ sắt và những kháng thể dồi dào từ nguồn sữa mẹ mang lại. Mà lượng thức ăn lại không thể bù đắp cho bé. Vô tình mẹ sẽ khiến bé có nguy cơ bị thiếu máu. Bé sẽ dễ bị dị ứng thực phẩm, tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu , táo bón… do bé chưa tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài sữa đấy mẹ.
Ăn dặm sớm sẽ tăng nguy cơ thiếu máu, nhiễm trùng và mắc các bệnh về đường tiêu hóa
2. Thời điểm vàng mẹ nên tập cho bé ăn dặm
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì 6 tháng là thời điểm tốt nhất để mẹ cho bé ăn dặm. vì hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối ổn định có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.
Ngoài ra, mẹ cần để ý các dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm sau:
Bé có vẻ bị đói sau khi đã bú mẹ đủ 8 đến 10 cữ bú hoặc 1000ml sữa công thức mỗi ngày. Khi bé có biểu hiện quấy khóc hay đưa tay lên miệng mút dù mẹ vừa cho bú thì khi đó mẹ nên cho bé ăn dặm vì sữa mẹ đã không cung cấp đủ năng lượng cho bé nên con vẫn có cảm giác đói và muốn ăn. Bé muốn ăn thêm món khác để no lâu hơn và có nhiều năng lượng hơn cho sự phát triển của mình.
Bé háo hức với món ăn mẹ đưa, có hành động ngả người về phía trước khi thấy người lớn ăn. Mẹ sẽ dễ dàng thấy được sự háo hức thích thú của bé khi thấy người lớn ăn hoặc cầm thức ăn. Bé muốn trải nghiệm cảm giác được ăn thức ăn ngoài sữa mẹ. Hành động ngả người về phía trước với hoặc cầm thức ăn cho thấy bé đã sẵn sàng cho hành trình ăn dặm của mình đấy mẹ.
Bé háo hức với các món ăn ngoài sữa mẹ
Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi. Điều này có nghĩa là hệ xương và cơ thể của bé đã cứng cáp. Ngoài ra các bộ phận của hệ tiêu hóa đảm nhiệm được vai trò tiêu hóa thức ăn đặc hơn thay vì hoàn toàn là sữa mẹ như thời gian trước đó.
Bé biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa. Điều này chứng tỏ bé đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm của mình . Bé có thể nuốt thức ăn mà mẹ đưa vào miệng mà không sợ vãi ra ngoài. Lúc này bé đã có phản xạ nhai nuốt và hệ tiêu hóa cũng phát triển để hấp thu những thực phẩm ngoài sữa mẹ.
Bé biết đưa môi để nhận thức ăn từ thìa
Lưỡi bé không còn phản xạ đẩy khi đưa vật lạ như thìa vào miệng. Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú). Từ khi chào đời theo phản xạ tự nhiên bé biết mút đầu ti mẹ nhưng lưỡi bé luôn đẩy những vật lạ khi đưa vào miệng mình. Nếu mẹ thấy lưỡi bé không còn phản xạ đẩy khi đưa vật lạ vào miệng thì đó là dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm rồi đó mẹ.
Cân nặng bé gấp đôi so với khi sinh. Đây là dấu hiệu cho thấy, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé đã vượt lên khả năng đáp ứng của sữa mẹ. Vì vậy nếu chỉ bú sữa mẹ bé sẽ không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Lúc này mẹ cần cho bé ăn dặm giúp bù đắp những năng lượng còn thiếu và cung cấp đầy đủ nhu cầu dưỡng chất cho bé.
Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó. Điều này chứng tỏ bé đã nhận biết được mùi vị của thức ăn. Bé sẽ ngoảnh đầu đi nơi khác nếu mẹ cho bé ăn những món không hợp khẩu vị của mình.
3. Lưu ý khi muốn cho bé tập ăn dặm mẹ cần nhớ!
Để bé lớn lên khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cân đối về chất và lượng. Vì vậy việc cho bé ăn dặm đúng cách rất quan trọng .Để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến bé khi cho bé ăn dặm mẹ cần lưu ý 4 điểm sau nhé.
Cho bé ăn từ loãng đến đặc : Ban đầu khi cho bé ăn dặm mẹ nên cho bé ăn bằng muỗng nhựa mềm để tránh làm tổn thương nướu và răng của bé. Cho bé ăn bột loãng để bé làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ sau đó mẹ tăng dần độ đặc lên.
Mẹ tránh những thực phẩm khó tiêu như ngô, khoai, sắn. Nên cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Lúc này hệ tiêu hóa của bé cũng đang làm quen dần với thức ăn do vậy mẹ nên cho bé ăn dần từng chút một. Không cho ăn quá nhiều một lúc.
Mẹ nên cho bé ăn từ loãng đến đặc
Khi mới tập ăn mẹ chỉ cho thử khoảng 10ml bột loãng mỗi ngày trong 1 tuần đầu để bé làm quen và thích nghi với loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Mẹ chỉ nên cho ăn 1 bữa/ngày để thăm dò xem bé có thích ăn hay không sau đó tăng lên 2-3 bữa tùy theo thể trạng từng bé.
Nên cho bé ăn đa dạng thực phẩm. Khi cho ăn mẹ hãy nghe ngóng xem bé có bị dị ứng với thực phẩm gì không? Việc lựa chọn thực phẩm rất quan trọng, mẹ nên lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, an toàn, sạch sẽ.
Mẹ cũng nên lưu ý những thực phẩm cần tránh không thích hợp cho bé dưới 1 tuổi như mật ong vì có nguy cơ ngộ độc, hoặc không dùng muối khi nấu ăn dặm cho bé tránh sự hoạt động quá tải của thận.
Mẹ nên cho bé ăn bột loãng trong tuần đầu
Khi cho bé ăn nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu phì phò đồ ăn, không chịu ăn mẹ đừng cố gắng ép bé ăn thêm mà nên đợi 1-2 tuần sau hãy cho bé ăn dặm trở lại. Mẹ hãy cho bé có thời gian làm quen với việc ăn dặm và thích nghi với những món ăn mới.Khi mới cho bé ăn mẹ nên cho bé ăn từ ngọt đến mặn vì nó gần giống với sữa mẹ khiến cho bé không cảm thấy bị thay đổi đột ngột. Mẹ có thể cho sữa vào bột trong lần ăn đầu tiên. Sau đó mới cho các loại rau quả và thịt để bé làm quen dần.
Trong trường hợp sức khỏe của bé không đảm bảo( Sau khi tiêm chủng hoặc khi bé bị ốm..) mẹ hãy đợi đến khi sức khỏe của bé trở lại bình thường rồi mới bắt đầu cho bé ăn dặm.
Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với bé::
Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé nhằm cung cấp cho bé những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển đầu đời. Đây cũng là giai đoạn khiến nhiều mẹ đau đầu trong quá trình lựa chọn thực phẩm và lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé yêu của mình. Có các phương pháp ăn dặm cho mẹ lựa chọn như:
Ăn dặm kiểu truyền thống: Mẹ sẽ xay nhuyễn các loại đồ ăn trộn chung vào đồ ăn chính như cháo, bột với đủ thành phần dinh dưỡng và đút cho bé ăn.
Ăn dặm kiểu nhật: Phương pháp này sẽ tốn rất nhiều thời gian của mẹ. Mẹ sẽ nấu thức ăn cho bé đủ 4 nhóm thực phẩm và chia mỗi nhóm thực phẩm vào những chén nhỏ riêng, bé có thể cảm nhận mùi vị của từng loại giúp bé không bị ngán trong quá trình ăn dặm của mình.
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé
Ăn dặm BLW: Là phương pháp mà bé từ 6 tháng tuổi trở lên bỏ qua giai đoạn ăn thức ăn xay, nghiền nhỏ. Mẹ sẽ là người cung cấp đồ ăn và bé sẽ chọn ăn gì, không ăn gì và ăn với lượng bao nhiêu bằng cách lấy tay cầm đồ ăn.
Bé lựa chọn những thực phẩm mà mình yêu thích.
Ăn dặm 3in1 : Là sự kết hợp giữa 3 phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu nhật và ăn dặm BLW
Mỗi phương pháp ăn dặm đều có những ưu và nhược điểm khác nhau tuy nhiên phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật vẫn là ưu tiên lựa chọn của nhiều mẹ Việt.
Bài viết trên hy vọng sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho mẹ trong việc lựa chọn thời gian thích hợp để ăn dặm cho con yêu của mình. Nếu mẹ có thắc mắc gì hãy để lại bình luận ở cuối bài nhé.