Nhà thông minh là loại công trình được trang bị hệ thống điện thông minh, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị điện một cách tự động hoặc bán tự động nhằm đem lại trải nghiệm sống tiện nghi và thoải mái hơn. Vậy nguyên lý hoạt động của hệ thống điện thông minh trong nhà là gì? Hãy cùng AKIA SMART HOME tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Cấu tạo của nhà thông minh
Một hệ thống nhà thông minh cơ bản sẽ được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính, đó là trung tâm điều khiển và các thiết bị đầu cuối.
Trong đó, bộ trung tâm điều khiển được coi như bộ não của ngôi nhà, có nhiệm vụ kết nối các thiết bị điện với nhau để điều khiển và truyền dữ liệu từ xa. Với bộ trung tâm điều khiển, bạn có thể điều khiển thiết bị điện từ xa qua app điện thoại, thiết lập các câu lệnh hay ngữ cảnh tự động. Một số thiết bị trung tâm điều khiển được sử dụng phổ biến hiện nay, có thể kế đến như: Bộ điều khiển trung tâm SwitchBot Hub Mini, Aqara Hub M1S HM1S, Vconnex Gateway…
Còn với các thiết bị đầu cuối, đây là những thiết bị điện được điều khiển bởi bộ trung tâm điều khiển như cửa ra vào, tivi, điều hòa, rèm cửa, hệ thống đèn, bình nóng lạnh, bếp, camera giám sát,…
Ngoài ra, để nhà thông minh hoạt động hiệu quả, bạn cần kết nối các thiết bị trong nhà với bộ trung tâm điều khiển. Quá trình này khá đơn giản và có hướng dẫn cụ thể trong tài liệu đi kèm, bạn có thể tự làm mà không cần sự trợ giúp của nhân viên kỹ thuật. Sau khi hoàn thành việc cài đặt và kết nối, bạn có thể tạo các ngữ cảnh tự động theo ý muốn và nhu cầu của gia đình.
Các kiểu kết nối hệ thống điện thông minh trong nhà
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại hệ thống điện thông minh cho gia đình là hệ thống điện thông minh kết nối không dây và hệ thống điện thông minh kết nối có dây. Mỗi loại kết nối đều có những ưu – nhược điểm riêng.
Cụ thể, với hệ thống điện thông minh kết nối có dây, các thiết bị được kết nối với nhau bằng dây điện hoặc dây cáp. Ưu điểm của loại kết nối này là đường truyền nhanh và ổn định, có khả năng kết nối cho cả công trình lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống thông minh có dây cũng gây ra nhiều điểm bất lợi như thẩm mỹ kém do phải đục tường để đi dây, tốn nhiều thời gian và chi phí lắp đặt ban đầu hơn.
Còn với hệ thống điện thông minh có kết nối không dây, các thiết bị thường được kết nối với nhau bởi các loại sóng như Wifi, Zigbee, Z-Wave và Bluetooth. Loại hệ thống điện thông minh này có quy trình thi công tương đối đơn giản và tính thẩm mỹ cao do không cần đường dây điện. Thế nhưng, kiểu kết nối này lại đòi hỏi bạn phải thay pin định kỳ và chúng có tốc độ kết nối và phản hồi dễ bị ảnh hưởng bởi khoảng cách và vật cản môi trường giữa các thiết bị.
Hệ thống điện thông minh kết nối không dây đang được ưu tiên hơn do có tính thẩm mỹ và độ tiện lợi cao
Nguyên lý hoạt động một vài thiết bị điện thông minh tiêu biểu
Để có cái nhìn rõ ràng hơn về hệ thống điện trong nhà thông minh, bạn có thể tham khảo nguyên lý hoạt động của một vài thiết bị tiêu biểu dưới đây:
- Cảm biến cửa: Là một thiết bị quan trọng trong hệ thống an ninh của nhà thông minh, hoạt động trên kết nối Wifi và thông qua bộ điều khiển trung tâm. Khi có người đột nhập vào nhà, cảm biến cửa Wifi sẽ gửi tín hiệu tới bộ điều khiển trung tâm. Lúc này, bộ điều khiển trung tâm sẽ xử lý và truyền dữ liệu về điện thoại, ipad,… để thông báo và kích hoạt hệ thống thiết bị “chống trộm”.
- Công tắc thông minh: Là thiết bị cho phép người dùng điều khiển bật/tắt các thiết bị điện trong nhà như đèn, điều hòa, bình nóng lạnh,… từ xa bằng điện thoại, giọng nói hay các ngữ cảnh tự động. Chẳng hạn, khi bạn về nhà, tạo ra sự chuyển động, công tắc thông minh có cảm biến chuyển động sẽ thu tín hiệu và tự động bật đèn,…
- Ổ cắm thông minh: Là thiết bị có hình dáng giống với chiếc ổ cắm điện thông thường nhưng có khả năng kết nối Wifi, Bluetooth hoặc sóng Zigbee giúp người dùng có thể theo dõi trạng thái, điều khiển bật/tắt từ xa,… Thiết bị này có thể “biến” các thiết bị điện thông thường như quạt, ấm nước trở nên thông minh hơn. Cụ thể, bạn có thể cắm phích quạt vào ổ cắm thông minh để hẹn giờ bật/tắt ấm nước, tạo ngữ cảnh mở cửa nhà thì quạt bật (thông qua bộ điều khiển trung tâm),…
Một vài thiết bị điện thông minh tiêu biểu có thể kể đến như ổ cắm điện thông minh, cảm biến của wifi, công tắc thông minh
Trên đây là những phân tích chi tiết về nguyên lý hoạt động của hệ thống điện thông minh trong nhà. Có thể thấy, đây là một giải pháp tiện lợi giúp người dùng kiểm soát và quản lý các thiết bị điện trong nhà một cách dễ dàng và hiệu quả. Mong rằng, với những chia sẻ trên của AKIA SMART HOME, bạn có thể đưa ra quyết định có nên lắp đặt hệ thống điện điện thông minh trong nhà hay không và nên đầu tư vào các thiết bị nào sao cho phục vụ tốt nhất nhu cầu của bản thân và gia đình.
AKIA SMART HOME – Chuyên cung cấp và thi công lắp đặt nhà thông minh chất lượng, phù hợp với từng nhu cầu khách hàng sử dụng