Gãy xương mũi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể khiến việc hô hấp bị ảnh hưởng đáng kể. Vậy gãy xương mũi có phải mổ không? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn các hướng khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất.
Mục lục
1. Gãy xương mũi phải mổ không?
Gãy xương mũi có phải mổ không sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể. Bạn cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức để xác định mức độ tổn thương để có hướng khắc phục phù hợp.
Thông thường, nếu bị gãy xương mũi nhẹ sẽ không cần phải phẫu thuật. Đó là các trường hợp chỉ xuất hiện vết gãy nứt nhỏ ở xương mũi, vị trí xương mũi không bị xô lệch.
Trường hợp gãy xương mũi nhẹ không cần can thiệp phẫu thuật
Trường hợp gãy xương mũi nặng, bạn cần phải phẫu thuật hoặc kết hợp cả biện pháp thẩm mỹ. Chẳng hạn như tình trạng mũi gãy lõm, lệch vách ngăn mũi, biến dạng mũi, xuất hiện vết nứt lớn ở xương mũi,…
2. Nhận biết tình trạng gãy xương mũi nguy hiểm
Các triệu chứng cảnh báo tình trạng gãy xương mũi nguy hiểm bao gồm:
- Cảm thấy khó thở, nói khó ngay cả khi mũi đã hết sưng hoàn toàn.
- Bị chảy máu cam liên tục.
- Mũi bị biến dạng và không thể giảm sưng sau 3 ngày.
- Vẫn cảm thấy đau dù đã uống thuốc giảm đau.
- Khuôn mặt xuất hiện vết rách lớn.
- Run rẩy, sốt cao hoặc sốt kéo dài nhiều ngày.
- Mũi có vết hở lớn.
- Mũi chảy dịch trong nhiều và liên tục.
- Đau mắt, đau nhức đầu và vùng thái dương.
- Đau cứng gáy cổ.
- Tê bì và ngứa cánh tay.
Lưu ý: Khi xuất hiện một hoặc đồng thời những triệu chứng nguy hiểm trên, bạn cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để can thiệp điều trị. Đây là việc làm bắt buộc giúp quá trình khắc phục tình trạng gãy xương mũi diễn ra thuận lợi, hạn chế biến chứng.
3. Phương pháp điều trị gãy xương mũi
Gãy xương mũi dù nặng hay nhẹ đều cần can thiệp điều trị sớm. Sau đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Sơ cứu tại nhà:
- Khi thấy mũi bị chảy máu, bạn hãy ngồi xuống, hít thở bằng miệng và nghiêng người ra phía trước. Điều này sẽ giúp hô hấp tốt và máu không bị chảy ngược xuống họng.
- Trường hợp chỉ bị đau và không chảy máu, bạn chỉ cần ngước đầu cao hoặc có thể dùng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của dược sĩ.
- Để giảm sưng nhanh sau gãy xương mũi, bạn hãy chườm lạnh vào mũi trong khoảng 20 phút.
Mọi trường hợp gãy xương mũi đều cần được thăm khám bác sĩ
Đến gặp bác sĩ để kiểm tra: Mọi trường hợp gãy xương mũi đều cần tới cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra cẩn thận để đánh giá mức độ tổn thương, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất để tránh hệ lụy xấu về sau. Lưu ý, việc sửa mũi bị gãy sau chấn thương sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tiến hành điều trị trong vòng 1-2 tuần đầu.
Dùng nẹp chỉnh hình: Những trường hợp gãy xương mũi làm vẹo sống mũi, lệch mũi hoặc vách ngăn mũi cần dùng nẹp hoặc phẫu thuật nắn xương kín, định hình mũi và chỉnh hình vách ngăn mũi. Quá trình và chi phí thực hiện các biện pháp điều trị này sẽ được bác sĩ tư vấn cẩn thận sau khi thăm khám kỹ càng.
Chỉnh hình, thẩm mỹ mũi: Nếu bị biến dạng mũi, rất có thể bạn cần can thiệp chỉnh hình, thẩm mỹ mũi. Biện pháp thường được các bác sĩ thẩm mỹ áp dụng trong trường hợp này đó là nâng mũi dựng trụ vách ngăn. Nhờ cách điều trị này mà các khuyết điểm mũi bị lệch, vẹo, trụ mũi thấp và hai lỗ mũi không cân xứng được khắc phục hoàn toàn.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc “Gãy xương mũi có phải mổ không”. Nếu cần can thiệp phẫu thuật, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế hoặc thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn và có một chiếc mũi hoàn hảo hơn.