Chất lượng nguồn lao động luôn là mục tiêu trọng tâm của Nhà nước nhằm đáp ứng điều kiện cũng như chiếm lợi thế cạnh tranh trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Gần nhất là sự kiện thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Sự kiện này đặt ra nhiều cơ hội cho Việt Nam khi trong giai đoạn dân số vàng, nhưng cũng mang lại nhiều thách thức khi chất lượng nguồn nhân lực của lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Nào chúng ta cùng phân tích thêm một số lợi thế và khó khăn, thách thức mà quá trình hội nhập ảnh hưởng đến lao động Việt Nam nhé!
Cơ hội trong thời kỳ hội nhập
Dân số Việt Nam đang trong giai đoạn được gọi là thời kỳ dân số vàng. Điều đó có nghĩa nguồn lao động trẻ Việt Nam đang có một số lượng lớn. Theo Tổng cục Thống kê, Với khoảng 94 triệu dân, Việt nam có khoảng 54/55 triệu lao động nằm trong độ tuổi từ 15 trở lên có việc làm. Với thống kê cụ thể hơn, cơ cấu lao động làm việc tại các khu công nghiệp, xây dựng là 14,4 triệu người (26,7%); ngành nông – lâm – thuỷ sản có 20,9 triệu lao động (38,6%); các ngành nghề dịch vụ chiếm 34,7% với 18,7 triệu nhân công. Do đó, tình trạng dân số và cơ cấu lao động đang là một lợi thế lớn của nước ta.
Hiệu suất lao động đang từng bước cải thiện và phát triển vượt bậc, giúp Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có năng suất phát triển với tốc độ cao thuộc khu vực. Với số liệu từ Tổng cục Thống kê, giá hiện hành cho năng suất của toàn kinh tế Việt Nam đạt khoảng 102 triệu VNĐ với mỗi lao động (tầm khoảng 4.512 đô la Mỹ), tăng $346 so với cùng kỳ năm 2017. Còn nếu dựa trên giá so sánh, năng suất lao động trung bình của từ năm 2016 đến 2018 là tăng 5,75% mỗi năm. Đây là một chênh lệch lớn so với mức tăng 4,35% của giai đoạn năm 2011 đến năm 2015.
Ứng với sự phát triển vượt bậc thì chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể. Số lượng lao động đã qua đào tạo ngành càng tăng và có khả năng phục vụ cho thị trường lao động và nhu cầu các doanh nghiệp trong nước. Hơn thế nữa, với khả năng học hỏi và tiếp thu nhanh, lao động Việt Nam nhanh chóng lĩnh hội được sự tiến bộ khoa học – công nghệ của thế giới. Với sự tiến bộ này, các doanh nghiệp giảm được sự phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài.
Thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam
Song song với những cơ hội tốt trong thời kỳ hội nhập, nguồn nhân lực Việt Nam cũng gặp những khó khăn, thách thức nhất định.
Trước tiên, với thời kỳ mà hội nhập diễn ra mạnh mẽ, luân chuyển nhân sự giữa các quốc giá là điều tất yếu. Kết quả dẫn đến là sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường lao động. Trong khi đó chất lượng giáo dục – đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do đó, công tác phát triển chất lượng nguồn nhân lực cần được thực hiện theo một chiến lược tối ưu.
Dù dân số vàng là một lợi thế của Việt Nam, nhưng giai đoạn tiếp theo cũng là già hoá dân số. Bài toán đặt ra là cần xác định thời điểm chuyển giao giai đoạn, từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó, khắc phục với tình trạng này.
Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam luôn là một vấn đề được nhắc đến xuyên suốt. Hiện tại, chất lượng lao động Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Về trình độ chuyên môn, số lượng lao động chất lượng cao tại Việt Nam còn thấp. Bên cạnh việc bị cạnh tranh gây gắt với lao động nước ngoài, số lượng nhân lực Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các nước khác cũng không nhiều. Về thái độ và tác phong làm việc, lao động Việt Nam chưa đạt được sự chuyên nghiệp. Khả năng thích nghi, sự chủ động, tinh thần học hỏi, sáng tạo chưa được tôi rèn đúng cách làm mất điểm rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng.
Hy vọng các thông tin trên có thể giúp bạn phần nào nắm được hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam so với các nước trong khu trong thời kỳ hội nhập. Song song với việc tin tưởng vào các chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước, bạn cần đẩy mạnh học hỏi, trau dồi kỹ năng nghề, thúc đẩy tính chủ động để đạt góp phần nâng cao chất lượng nhân lực Việt Nam cũng như đạt được các mục tiêu cá nhân.