Đại dịch Covid-19 kéo dài đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế chung của toàn cầu. Một trong những vấn đề lớn mà các doanh nghiệp đang gặp phải đó là áp lực nợ xấu vì không thể tạo ra giá trị lợi nhuận trong một thời gian dài. Vậy làm thế nào để ngân hàng giải quyết được nó và giúp khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp sớm khôi phục lại trạng thái bình thường?
Tình hình chung của các doanh nghiệp
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm đã có tới 45.100 doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và khoảng 12.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Thời gian giãn cách xã hội và sự lây lan nhanh chóng của virus corona đã làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng.
Tuy rằng Nhân hàng Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp kịp thời như kéo dài thời gian thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, phí đồng thời giữ nguyên nhóm nợ. Thế nhưng, về phía ngân hàng thương mại lại có nhiều nghi ngại khi bản chất của các khoản nợ được cơ cấu lại đang còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy, các doanh nghiệp vẫn đang còn khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nói chung và ngân hàng nói riêng.
Cần sớm giảm áp lực nợ xấu ngân hàng
Trước tình hình như hiện tại, NHNN vẫn đang tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để mở rộng phạm vi, kéo giãn thời gian áp dụng cơ cấu đồng thời giữ nguyên nhóm nợ đối với những khoản nợ của doanh nghiệp đang chịu bị tác động trực tiếp bởi đại dịch Covid-19.
Thông qua đó sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân có cơ hội quay vòng vốn hiệu quả hơn, thông qua đó sẽ giúp làm nhẹ đi phần nợ xấu lên các nhà băng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính nhận định rằng, số dư nợ quá hạn cũng như nợ xấu phát sinh đang để lại hậu quả nặng nề lên nền kinh tế thị trường.
Do đó, các nhà quản lý cần phải thận trọng, giữ sự an toàn chung cho hệ thống và không để tổ chức tín dụng che giấu nợ xấu. Đồng thời với đó, ngân hàng nhà nước cũng cần sớm có kế hoạch cụ thể hơn trong việc xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Đi cùng với đó là chính sách chấm dứt các biện pháp để thông qua cơ cấu lại thời hạn trả nợ cụ thể, tuyệt đối không cho phép gánh nặng nợ xấu bị kéo dài trong hệ thống ngân hàng vì nó có thể làm giảm đi vị trí hỗ trợ tăng trưởng bao trùm tại hệ thống ngân hàng.
Hiện tại, phần lớn các ngân hàng thương mại đều đang đồng loạt giảm suất tiền vay cho doanh nghiệp. Điều này đã phần nào cho thấy sự quyết tâm của các nhà băng đang có nhiều đồng cảm và chia sẻ để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Ngoài ra, với nhóm khách hàng cá nhân cũng đang dần chuyển dịch sang mô hình vay tiền nhanh trực tuyến, điển hình như vay tại Tamo hay các tổ chức cho vay uy tín khác trên thị trường.
Thông qua một bộ hồ sơ đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng sẽ giúp người dân thuận tiện hơn khi sở hữu một nguồn tiền cơ bản, phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hình thức này cũng được đánh giá cao vì góp phần giảm bớt áp lực nợ xấu đang đè nặng lên hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
Việc xác định sống chung với Covid-19 sẽ là lý do để Ngân hàng Nhà nước đưa ra các biện pháp thích ứng phù hợp hơn trong giai đoạn mới. Về phía các doanh nghiệp cũng cần đưa ra nhiều biện pháp tài chính phù hợp để vượt qua khó khăn, hướng tới việc khôi phục cũng như tạo ra giá trị lợi nhuận những tháng cuối năm và chuẩn bị bước sang năm 2022.