Cảm cúm là một bệnh về hô hấp khiến người bệnh bị nhiễm trùng ở mũi, họng và đôi khi là phổi. Các triệu chứng cảm cúm thường xuất hiện đột ngột, bao gồm sốt, đau nhức, cảm thấy mệt mỏi, ho khan… Vậy cùng xem cách chữa bệnh cảm cúm nhé
Mục lục
Cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh là từ dân gian hay dùng nói về biểu hiện sau khi cơ thể nhiễm lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh: virus và vi khuẩn phát triển. Những biểu hiện ban đầu của cảm lạnh là ho, sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng, một vài trường hợp người bệnh cảm thấy mỏi mệt, đau cơ và đau đầu,…
Bởi có sự tương đồng ở một số triệu chứng, cảm lạnh thường bị nhầm lẫn với cảm cúm, tuy nhiên đây là hai loại bệnh khác nhau về cả nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị.
Cảm lạnh là một căn bệnh thường gặp và không có gì đáng ngại với tình hình sức khoẻ của người lớn bình thường, nhưng nó lại đặc biệt nguy hiểm nếu đối tượng mắc phải là trẻ em. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, khi nhiễm cảm lạnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới một số bệnh nguy hiểm hơn như viêm phổi, viêm phế quản,…
Cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả
Sử dụng thuốc trị cảm
Các loại thuốc trị cảm có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm cúm như: đau nhức, sốt, ho, đau cổ họng, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi.
Một số loại thuốc trị cảm phổ biến: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Phenylephrine, Codein, Ambroxol, Natribenzoat, Diphenhydramine, Fexofenadine, Loratadine.
Vệ sinh mũi sạch sẽ
Bệnh cảm lạnh khiến bạn luôn ở trong tình trạng sụt sịt mũi rất khó chịu. Lúc này, việc vệ sinh mũi bằng cách hỉ mũi sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi làm sạch mũi, bạn nên đặt một ngón tay lên cánh mũi, ấn nhẹ để bịt kín lỗ mũi và thở mạnh ra bằng lỗ mũi còn lại để hỉ mũi. Trước và sau khi hỉ mũi nên rửa tay kỹ để tránh lây lan bệnh cho những người khác.
Vệ sinh miệng và họng bằng nước muối loãng
Đây là một phương thuốc trị cảm lạnh tuyệt vời bởi muối có tính sát khuẩn, sát trùng cao. Súc miệng nước muối là giải pháp vệ sinh miệng và họng không những làm dịu đi tức thời những cơn đau rát họng mà còn kháng viêm hiệu quả. Kiên trì súc miệng 2-4 /ngày với dung dịch nước ấm pha loãng cùng muối tinh sẽ giúp bạn mau chóng khỏi bệnh.
Xem thêm: Bệnh hôi miệng có bị lây không? Tổng hợp các cách trị bệnh hôi miệng hiệu quả
Tắm nước nóng bằng vòi sen
Việc tắm nước nóng dưới vòi sen giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi, khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Tuyệt đối không tắm nước lạnh vì sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, khiến tình trạng bệnh xấu đi.
Uống nhiều nước để chữa cảm cúm
Cách điều trị cảm cúm này là bạn hãy uống đủ nước cho cơ thể như nước lọc, nước ép trái cây, nước uống thể thao, canh hay nước súp dựa trên nước dùng như phở gà.
Một số loại nước ép trái cây bạn nên uống là nước cam, nước ép táo, nước ép cà chua, nước ép dâu tây, dưa hấu…Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế uống nước lạnh và các đồ uống có chứa cồn và gas như rượu, bia, nước ngọt, cà phê, trà đen…
Những loại nước ép trái cây sẽ giúp giữ cho hệ hô hấp của bạn ngậm nước và biến chất nhầy dày thành một chất lỏng mỏng mà bạn có thể ho ra. Việc ho ra chất nhầy sẽ tốt cho cơ thể bạn vì nếu chúng tích tụ trong phổi thì sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Ăn thực phẩm hỗ trợ chữa cảm cúm
Cảm cúm ăn gì để hết bệnh? Một số thực phẩm lành mạnh mà bạn nên ăn để tăng cường hệ miễn dịch là nấm, tỏi, hành, hẹ, kiwi, sữa chua, yến mạch, thịt bò, khoai tây, mật ong, cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải… Bạn cũng có thể tìm hiểu ăn chế độ keto để giúp điều trị cảm cúm.
Một số thực phẩm bạn nên tránh khi điều trị cảm cúm là đồ ăn đã qua chế biến hay thức ăn để lâu vì chúng có chứa khá ít chất dinh dưỡng và không an toàn. Một số thực phẩm cứng, đồ chiên xào dầu mỡ bạn cũng nên hạn chế là khoai tây chiên, bánh quy vì chúng sẽ làm nặng thêm cơn ho và đau họng.
Dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi
Tình trạng cảm cúm sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, mất sức. Những lúc như vậy cần dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, lắng nghe cơ thể bạn. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức, tránh căng thẳng mệt mỏi khiến sức khỏe ảnh hưởng xấu hơn. Việc nghỉ ngơi, giảm căng thẳng sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi, chống lại các virus gây viêm nhiễm,…
Có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, lành mạnh
Trong thời gian bị cảm cúm, sổ mũi, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh. Đừng thức quá khuya, hãy ngủ đủ giấc (8 tiếng mỗi ngày) và hạn chế chất kích thích như: rượu, bia, cà phê,… Trong bữa ăn nên bo sung vitamin và các dưỡng chất. Khi bạn có sức đề kháng tốt chắc chắn sẽ đánh lại được các chủng virus cúm.
Sử dụng túi chườm nhiệt và xông hơi
Xông hơi và sử dụng túi chườm giúp khai thông đường thở, giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi do cảm cúm. Bạn có thể xông hơi bằng tinh dầu hoặc tự đun nước để xông. Bạn có thể tự đun nước xông từ những dược liệu quen thuộc quanh mình như: sả, gừng, bưởi,…. Sau đó nên chùm chăn xông trong 30 phút. Sau khi thực hiện bạn sẽ cảm nhận được tình trạng cảm cúm, sổ mũi được cải thiện đáng kể.
Tăng độ ẩm môi trường xung quanh
Không khí ẩm sẽ giúp bạn giảm nghẹt mũi và đau họng. Bạn có thể sử dụng máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm cho không khí trong nhà.
Đơn giản hơn, bạn cũng có thể bật vòi hoa sen với nước nóng và ngồi trong nhà tắm để hít thở không khí tỏng một vài phút.
Tuy nhiên, bạn nhớ làm vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh để không tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Sử dụng túi chườm nhiệt
Chườm khăn ấm lên trán và mũi cũng một cách tuyệt vời giúp giảm đau đầu hay đau xoang. Từ đó, giúp chữa cảm cúm hiệu quả.
Kê cao gối khi ngủ
Khi nằm xuống, chứng ngạt mũi thường có xu hướng bị nặng hơn. Bởi vậy, kê thêm gối để đầu đặt ở vị trí cao hơn khi ngủ sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, đảm bảo một giấc ngủ ngon hơn cho bạn.
Lưu ý phòng bệnh cảm cúm sổ mũi
Dù cảm cúm sổ mũi là một bệnh dễ gặp và có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên bạn vẫn có những cách để hạn chế nguy cơ mắc cúm. Để hạn chế bị cảm cúm sổ mũi bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Luôn vệ sinh tai mũi họng để tránh sự xâm nhập của các virus cúm
- Giữ ấm không khí xung quanh mình
- Làm sạch không khí, quét dọn nhà cửa thường xuyên, giảm bụi.
- Điều trị sớm và kịp thời sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất.
- Nếu tình trạng cảm cúm, sổ mũi nặng, uống thuốc và sử dụng các phương pháp khác không khỏi bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng hơn.
- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc linh tinh
- Rèn luyện cho mình thói quen tập thể dục, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đồng thời sinh hoạt khoa học để tăng sức đề kháng. Nếu bạn có sức đề kháng tốt, chẳng chủng Virus cúm nào có thể tác động được.
- Cần đặc biệt lưu ý đến sức khỏe của những người nhạy cảm như: trẻ em, người giảm người có bệnh mãn tính bởi đây chính là nhóm đối tượng dễ bị cảm cúm, sổ mũi nhất.
- Đeo khẩu trang thường xuyên khi ra ngoài để hạn chế bụi và sự xâm nhập của các virus từ môi trường, hạn chế bị lây chéo từ người khác.