Dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ đã không còn xa lạ với nhiều bậc phụ huynh Việt Nam. Đây là một dị tật bẩm sinh, và được các bác sĩ chẩn đoán không mang lại nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dị tật này lại tồn tại nhiều hạn chế nếu trẻ mắc phải: khó khăn trong việc ăn uống, phát âm không tròn chữ,…Vì thế, các bố mẹ cần có những biện pháp kịp thời nhằm loại bỏ dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ một cách nhanh chóng nhất nhé!
Mục lục
Dính thắng lưỡi ở trẻ là gì?
Khi trẻ mới chào đời rất có khả năng mắc phải dị tật dính thắng lưỡi. Loại dị tật này xảy ra khi phát hiện thấy lớp màng mỏng dưới lưỡi bị ngắn và căng làm cản trở các hoạt động liên quan về lưỡi ở trẻ.
Con số ước tính trẻ nhỏ bị mắc dị tật dính thắng lưỡi này khoảng 5% và thường xuất hiện khi mới chào đời. Tỉ lệ mắc dính thắng lưỡi ở trai luôn cao hơn so với các bé gái, và tùy theo các mức độ mắc khác nhau. Cụ thể như sau:
-
Mức độ 1: Tình trạng nhẹ với độ dài thắng lưỡi 12-16mm.
-
Mức độ 2: Tình trạng trung bình với độ dài thắng lưỡi 8-11mm.
-
Mức độ 3: Tình trạng nặng với độ dài thắng lưỡi 3-7mm.
-
Mức độ 4: Tình trạng dính thắng lưỡi hoàn toàn khi thắng lưỡi chỉ dài dưới 3mm.
Biểu hiện nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi
Các bậc phụ huynh muốn nhận biết xem trẻ nhà mình có bị dính thắng lưỡi hay không? Rất đơn giản, chỉ cần quan sát và để ý trẻ có thuộc những trường hợp nào dưới đây:
-
Quá trình trẻ ăn uống, bú sữa mẹ và tập phát âm trở nên khó khăn hơn.
-
Răng cửa hàm dưới xuất hiện dấu hiệu bị nghiêng hoặc hở ra bất chợt.
-
Khi trẻ khóc, lưỡi có dạng hình nhọn, hình vuông hoặc hình trái tim.
-
Chuyển động đầu lưỡi bị hạn chế: không chạm lên vòm họng được, không lè lưỡi ra ngoài miệng,…
-
Lưỡi cử động chậm chạp do thắng lưỡi bị ngắn.
Hướng dẫn cách giúp loại bỏ dị tật dính thắng lưỡi
Việc chẩn đoán được mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ để có thể đưa ra được các phương án chữa trị kịp thời. Với trẻ mắc dị tật này ở mức độ nhẹ và trung bình, chỉ cần thường xuyên đưa bé đến các phòng khám để tiếp nhận sự theo dõi của bác sĩ. Nếu như có tình trạng khác phát sinh thêm, bác sĩ cũng sẽ có cách thức điều trị nhanh chóng.
Còn đối với trẻ mắc dị tật cấp độ nặng hay hoàn toàn sẽ là sự cảnh báo lớn cho bậc phụ huynh. Trường hợp này, cách giải quyết ổn thỏa nhất chính là nhờ tới các cuộc tiểu phẫu nhỏ của bác sĩ giúp loại bỏ dị tật dính thắng lưỡi an toàn, khoa học.
Khi quyết định tiểu phẫu, bố mẹ cần đồng ý cho trẻ được cắt bỏ càng sớm càng tốt để dị tật không phát triển nặng thêm. Quá trình diễn ra việc cắt dính thắng lưỡi rất nhanh và gần như không gây hại gì cho trẻ. Chỉ sau 30 phút cắt bỏ, trẻ lại có thể bú sữa mẹ và trở lại các hoạt động bình thường nhanh chóng. Tuy nhiên với những bé sử dụng phương thức gây mê, vẫn cần phải nhập viện và theo dõi tình trạng thêm một thời gian.
Lưu ý sau khi xử lý dính thắng lưỡi ở trẻ
Dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ là tình trạng rất dễ để phẫu thuật nên bố mẹ không cần quá lo lắng và cảm thấy sợ hãi. Sau khi trẻ được thực hiện xong cuộc tiểu phẫu nhỏ, có một vài lưu ý mà bố mẹ cần lưu tâm, cụ thể như sau:
-
Việc xuất hiện vệt trắng ở vết cắt sau khi phẫu thuật là hoàn toàn bình thường ở trẻ.
-
Duy trì thói quen cho trẻ uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
-
Tránh để trẻ lấy tay gãi hoặc cho đồ cứng vào miệng.
-
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ miệng cho trẻ.
-
Chú ý chế độ ăn sau khi phẫu thuật: cháo, sữa mẹ, hoa quả, đồ ăn mềm, đồ ăn lỏng,…
-
Cho bé uống nhiều nước trong ngày.
Trên đây tổng hợp những thông tin liên quan nhất về cách loại bỏ dị tật dính thắng lưỡi an toàn cho trẻ. Hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp ích cho các bạn đọc!
Xem thêm: https://fitobimbi.vn/cham-soc-tre/tieu-hoa/tre-so-sinh-bi-tao-bon/