Đối với ngành kinh doanh nói chung và nghề sale nói riêng, việc nắm bắt tâm lý khách hàng luôn luôn là vấn đề vô cùng quan trọng và là bài toán không dễ dàng. Mỗi cá nhân sẽ tự có cho mình những cách khác nhau để nhìn nhận và nắm bắt tâm lý của khách hàng. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì đây vẫn là việc vô cùng khó khăn, vì vậy, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu 5 bí quyết nắm bắt tâm lý khách hàng cực hữu ích trong bài viết này nhé.
Mục lục
Tại sao cần phải nắm bắt tâm lý khách hàng ?
Có thể nói, đây là việc có ý nghĩa quyết định hay còn gọi là “chìa khóa thành công” đối với các doanh nghiệp. Trong cuộc chiến thương trường đầy cạnh tranh, ai là người có thể nắm bắt tâm lý khách hàng tốt hơn thì người đó sẽ có cơ hội thành công cao hơn. Việc hiểu tâm lý khách hàng, nắm bắt được những suy nghĩ, mong muốn, nhu cầu của họ sẽ giúp cho doanh nghiệp đặt ra được mục tiêu và đưa ra những phương án phù hợp để đủ sức thu hút khách hàng. Còn đối với sales – những người trực tiếp đem lại doanh thu cho công ty, doanh nghiệp thì việc nắm bắt tâm lý khách hàng càng quan trọng hơn nữa. Nó sẽ giúp cho họ biết cách phải nói gì, làm gì để thuyết phục được khách hàng và chốt đơn thành công.
Bí quyết nắm bắt tâm lý khách hàng
Dưới đây sẽ là 5 bí quyết mà bạn có thể áp dụng trong giao tiếp và công việc để giúp cho việc nắm bắt tâm lý khách hàng được hiệu quả nhé.
Nắm chắc những yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của khách hàng đó là: Yếu tố cá nhân, Yếu tố tâm lý, Yếu tố xã hội. Hiểu rõ 3 yếu tố này sẽ giúp bạn phân tích được những suy nghĩ và chuyển biến tâm lý của khách hàng.
Yếu tố cá nhân mà có thể tác động tới tâm lý của khách hàng đó là nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp), sở thích cá nhân. Đây cũng là cơ sở quan trọng trong khâu phân đoạn thị trường và xác định khách hàng mục tiêu. Yếu tố cá nhân thường được bộc lộ rõ nét nhất trong những ngành hàng như ăn uống, thời trang.
Yếu tố tâm lý của khách hàng chủ yếu sẽ phụ thuộc vào thái độ cũng như những hiểu biết của họ về các sản phẩm và dịch vụ. Chính vì yếu tố này mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều tập trung quảng bá trên nền các nền tảng truyền thông. Đó là cách giúp khách hàng có thể nhận thức và hình thành tâm lý từ xa đối với các sản phẩm và dịch vụ.
Yếu tố xã hội có thể kể đến như: vị trí địa lý, thu nhập, học vấn, những người xung quanh. Đây là một yếu tố khá rộng lớn đòi hỏi bạn phải phân tích kỹ lưỡng vì nó tác động tới nhiều mặt trong tâm lý khách hàng.
Nghiên cứu và khảo sát
Có thể nói, cách tốt nhất để nắm bắt được tâm lý khách hàng đó là hỏi trực tiếp họ và thu thập những con số, dữ liệu cụ thể. Đây nên là bước bắt buộc phải thực hiện trước khi tiến hành bất cứ một chiến dịch marketing hay bán hàng nào. Bạn cần có những hành động tạo ra kết quả để tạo cơ sở cho những bước tiến hành tiếp theo thay vì chỉ suy đoán và đưa ra các giả thiết về tâm lý của họ. Có nhiều cách để thực hiện, ví dụ như: khảo sát bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn, yêu cầu đánh giá,…
Phân loại khách hàng
Đây là bí quyết rất quan trọng có thể áp dụng trong bán hàng. Thông qua giao tiếp với họ, bạn nên phân loại khách theo một vài tiêu chí đặt ra và đặc điểm nổi bật của họ, ví dụ như: khách hàng kỹ tính, khách hàng ít kiên nhẫn, khách hàng không biết mình cần gì,… Từ đó, bạn sẽ có thể nắm bắt diễn biến tâm lý và suy đoán chính xác hành vi của họ.
Đặt mình vào vị trí khách hàng
Dù làm công việc gì thì chắc chắn bản thân các bạn cũng thường xuyên đóng vai trò là một khách hàng. Chính vì vậy, các bạn hãy tận dụng điều đó để suy nghĩ bản thân mình cần gì, muốn gì, có nhu cầu như thế nào khi đi mua hàng. Điều đó chắc chắn sẽ giúp cho các bạn phần nào dễ dàng hơn trong việc hiểu tâm lý và thuyết phục khách hàng.
Tạo mối quan hệ với khách hàng
Bí quyết này đòi hỏi ở người bán hàng phải có rất nhiều kỹ năng và khả năng giao tiếp tốt. Việc nói chuyện, chia sẻ, lắng nghe khách hàng nhiều hơn cũng sẽ giúp cho bạn không những tạo được ấn tượng tốt với họ mà còn giúp cho họ nói ra những suy nghĩ trong đầu để từ đó dễ dàng nắm bắt tâm lý, dẫn dắt và thuyết phục. Tuy nhiên, trước khi áp dụng cách này, các bạn nên phân loại và xác định trước đối tượng khách bởi chắc chắn không phải tất cả khách hàng đều chấp nhận bỏ thời gian để nói chuyện, chia sẻ với bạn.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn đọc những bí quyết hữu ích để có thể áp dụng trong công việc kinh doanh, cụ thể là việc nắm bắt tâm lý khách hàng. Để biết thêm nhiều mẹo vặt hay và kinh nghiệm cuộc sống hơn nữa, các bạn hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chiasemeohay.com nhé.