Tiết kiệm tiền là bước đầu tiên để xây dựng trong quá trình quản lý tài chính để đạt đến sự giàu có. Rất rất nhiều người thường tự đặt ra câu hỏi “Làm thế nào để tiết kiệm tiền?” Chúng ta đều biết tiết kiệm tiền là điều vô cùng quan trọng, nhưng nhiều người trong chúng ta phải đấu tranh tư tưởng mỗi ngày để có thể làm được điều đó. Hãy tiết kiệm tiền từ ngay hôm nay bằng một số biện pháp dưới đây.
Mục lục
Ghi lại thu nhập và chi tiêu của bạn
Bạn có biết chính xác mỗi tháng bạn dư được bao nhiêu tiền?
Có người sẽ trả lời “tiền còn không đủ tiêu thì làm sao có dư”, vấn đề của bạn là bạn chẳng hề biết bạn đã tiêu bao và luôn tự hỏi “tiền của tôi đâu mất rồi?”
Nhiều người biết số trên tiền lương cuối cùng của họ, nhưng lại không biết số tiền mình chi ra bao nhiêu và chi vào đâu. Họ không thể kiểm soát được việc chi tiền mỗi tháng chỉ vì:
- Lười ghi chép lại các chi tiêu trong ngày: khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong ngày sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.
- Không quản lý dòng tiền: điều này sẽ dẫn đến tình trạng cuộc sống bạn khó khăn vì đôi khi phải lựa chọn giữa tiết kiệm và những việc quan trọng tốn nhiều tiền tại một thời điểm nào đó.
- Lúc nào cũng cảm thấy lung túng khi tiền của bạn vơi đi nhanh chóng và bạn rơi vào tình trạng lo lắng. Điều này chẳng nghe chẳng vui vẻ tí nào.
Ghi lại thu nhập và chi tiêu để quản lý tiền bạc dễ dàng hơn
Thế nên, bạn nên thiết lập thói quen ghi lại thu nhập của bạn mỗi tháng và ghi chi tiết các khoản chi ra mỗi ngày. Bạn sẽ dần kiểm soát tiền ra đi không lý do và sẽ có dư ra mỗi tháng.
Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Nhà diễn thuyết tài ba Brian Tracy từng nói:
“Mục tiêu cho phép bạn điều khiển hướng đi của thay đổi theo chiều có lợi cho mình.”
Đặt mục tiêu là rất cần thiết ở bất cứ hoạt động hay lĩnh vực nào bạn muốn thành công. Tuy nhiên, bạn cần đặt mục tiêu thật rõ ràng và hợp lý. Tránh các trường hợp đặt mục tiêu xa rời thực tế như sau:
- Đặt mục tiêu quá cao: đầu tháng bạn hừng hực khí thế đặt chỉ tiêu cắt giảm đến 40% chi tiêu hàng tháng của mình, sau đó dần dần bạn sẽ thấy rằng mình không thực hiện được việc đó. Và từ đó trở đi, bạn sẽ không chấp hành nghiêm chỉnh việc tiết kiệm này nữa.
- Đặt mục tiêu không cụ thể: bạn chỉ đặt mục tiêu chung chung là tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Không đề ra mục tiêu cụ thể sẽ làm cho bạn không thực hiện nghiêm chỉnh và làm giảm hiệu quả.
Bạn có thể đặt mục tiêu cụ thể như sau: “tôi cần tiết kiệm số tiền 2 tỷ trong 10 năm nữa để nghỉ hưu sớm”, “tiết kiệm tiền để 3 năm nữa có được số tiền 2 tỷ mua căn hộ VinCity”. Mục tiêu cần rõ cần về con số, thời gian và mục đích sử dụng tiền tiết kiệm.
Hạn chế thanh toán bằng thẻ tín dụng
Hãy cất thẻ tín dụng ở nhà và đừng để chúng trong ví của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế bị “cám dỗ” khi có nhiều món đồ hấp dẫn ngoài đường đang được giảm giá nhưng tiền mặt trong ví của bạn không đủ để mua ngay lúc ấy.
Tiêu tiền để giảm stress? – Không!
Chúng ta thường hay biện minh cho việc chi tiêu của mình rằng để giải tỏa áp lực công việc căng thẳng hằng ngày bằng cách đi shopping, lê la hàng quán với bạn bè. Tuy nhiên đây chính là một thói quen xấu gây ảnh hưởng nhiều đến việc chi tiêu hàng tháng. Thay vì vậy, hãy chọn những giải pháp vừa không tốn kém những đem lại hiệu quả tuyệt vời như ập thể dục, một bài thiền hay yoga, đọc sách, xem phim, trồng cây, … sẽ giúp đầu óc bạn trở nên nhẹ nhàng hơn.
Nhất thiết cắt giảm những chi phí không cần thiết dù là nhỏ nhất
Để tiết kiệm, bạn cần phải tập dần thói quen cắt giảm những chi phí không cần thiết dù là số tiền nhỏ nhất. Ngay cả đó là số tiền chỉ 1 ngàn hay 2 ngàn đồng lãng phí mỗi ngày cũng tuyệt đối phải cắt bỏ. Bởi vì tuy nhỏ nhưng nếu bạn chi trả số tiền trên mỗi tháng cũng mất 1 khoản. Nếu cộng dồn 1 năm, bạn sẽ mất số tiền kha khá.
Chính vì thế, bớt đi những cái nào không cần thiết sẽ giúp bạn có 1 khoản dư, sau 1 thời gian dài nó sẽ giúp bạn tiết kiệm 1 khoản rất lớn.
Kiếm việc làm thêm ngoài giờ
Nếu bạn không thể cắt giảm chi phí thêm nữa, cần cân nhắc về việc tăng thu nhập bằng cách kiếm việc làm thêm.
Một số việc làm thêm có thể được làm ở nhà, trong lúc bạn rảnh. Hãy nghĩ về những gì mà bạn có thể làm tốt hoặc những sở thích cá nhân có thể giúp kiếm tiền, hoặc những gì bạn thích và có thể biến thành công việc phụ, ví dụ viết lách, thiết kế, cắt cỏ thuê, dắt chó thuê, chăm người ốm theo giờ, giúp việc theo giờ, ship hàng thuê…
Gỉa Vờ như không được tăng lương
Nếu được tăng lương, thưởng thì đừng lập tức điều chỉnh lối sống. Thay vào đó, giữ kế hoạch chi tiêu không mấy thay đổi như bạn chưa được tăng lương và dùng số tiền tăng để tiết kiệm. Bằng cách này, bạn sẽ thoát khỏi nguy cơ chi tiêu sa đà và thêm nợ vì cảm giác có nhiều tiền
Mua đồ giảm giá
…và chỉ mua những món hàng cần thiết. Cần một chiếc váy mới cho đám cưới bạn thân? Đi thẳng tới những buổi sale đồ trưng bày, sale cuối năm hay sale trên mạng thay vì trả giá gốc. Bạn có thể tiết kiệm được khối tiền nếu đặt chúng vào tài khoản tiết kiệm tiền hiệu quả và xem chúng nảy nở theo thời gian.
Ngừng đăng ký
Bỏ qua đăng ký địa chỉ email của bạn từ những lời mời hấp dẫn của các nhà bán lẻ, cửa hàng hay shop thời trang mà bạn thấy khó cưỡng. Thường xuyên bị tấn công bởi những lời đề nghị hấp dẫn có thể làm lụi dần ý chí tiết kiệm tiền hiệu quả của bạn.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm sữa chua nha đam tại nhà
Ăn tối và ăn sáng ở nhà
Mỗi bữa cơm ở nhà do tự tay bạn nấu chỉ có giá khoảng vài chục nghìn nhưng nếu ăn ở nhà hàng thì con số ấy sẽ tăng lên gấp vài lần. Giảm bớt các bữa ăn sáng và ăn tối tại các quán ăn, nhà hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền đấy.
Bạn cố gắng dậy sớm 30 phút vào buổi sáng và chuẩn bị một bữa ăn sáng tại nhà cùng gia đình. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian vào cuối tuần để đi c siêu thị, lập thực đơn cho các bữa tối trong tuần và chọn mua các loại thực phẩm để nấu các bữa tối trong tuần. Điều này vừa giúp các thành viên trong gia đình thêm gắn kết, bữa ăn đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh và còn là cách tiết kiệm tiền nhanh nhất nữa.
Liệt kê những món đồ cần mua theo đúng danh sách
Một trong những cách dễ nhất để bạn có thể tiết kiệm tiền là chỉ đi mua sắm khi bạn đã có một danh sách các thứ cần mua. Vì khi không liệt kê thành danh sách, bạn thường sẽ mua sắm không theo kế hoạch và sẽ dễ rơi vào tình trạng “vung tay quá trán”. Việc mua hàng theo danh sách giúp bạn đảm bảo về chi tiêu và sẽ không mất tiền cho những thứ không cần thiết. Mua sắm rất dễ bị nghiện, bạn nên có một danh sách những thứ cần mua để tránh mua sắm quá đà.
Cố định khoản chi tiêu hàng tuần
Hãy tự quy định một khoản chi tiêu nhất định mỗi tuần tùy vào tình hình kinh tế của cá nhân. Điều này sẽ giúp chúng ta kiểm soát bản thân không chi tiêu quá mức quy định hoặc tiêu xàimột cách hoang phí. Hơn nữa, chẳng hạn nếu tuần này bạn đã lỡ chi tiêu quá tay thì tuần sau phải tự cân bằng lại, chi tiêu ít đi để bù vào tuần này. Đây cũng là bí quyết giúp bạn tránh bị thâm hụt ngân sách, tránh cảnh nợ nần do tiêu xài hoang phí “thếu lí trí”. Bạn đầu khi áp dụng, có thể bạn sẽ thấy rất khó khăn để thực hiện nhưng lâu ngày sẽ hình thành thói quen và giúp bạn rất nhiều trong việc phải đắn đo suy nghĩ về cách tiết kiệm tiền hiệu quả.
Áp dụng quy tắc 50/30/20
Quản lí ngân sách không chỉ đơn giản là thanh toán các hóa đơn đúng hạn mà là việc xác định xem số tiền cần phải chi tiêu và phải chi tiêu cho những khoản mục nào. Quy tắc 50/20/30 là một hướng dẫn phân chia tỷ lệ, theo đó bạn có thể có kế hoạch chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình
Để bắt đầu, hãy dành ra không quá một nửa thu nhập của bạn cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Bao gồm chi phí ăn uống, tiền thuê nhà, tiền điện nước, hóa đơn cáp truyền hình và internet, chi phí xăng hoặc chi phí di chuyển khác…. Có vẻ 50% là một tỷ lệ cao nhưng một khi xem xét những danh mục thuộc các chi phí cần thiết bạn mới thấy con số đó có ý nghĩa.
Thiết lập ngân sách theo quy tắc 50-30-20
Bước tiếp theo là dành 20% lương để dành cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ các khoản vay mua sắm, vay mua nhà, xe và đầu tư tài chính hoặc quỹ dự phòng. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân.
Danh mục cuối cùng và cũng là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí không thiết yếu. Một số chuyên gia tài chính xem xét đây là danh mục hoàn toàn linh hoạt nhưng trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người cho rằng một số thứ thuộc những thứ “xa xỉ” là một phần không thể thiếu với họ. Cũng giống như danh mục chi phí thiết yếu. 30% Là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân. Chi phí thuộc danh mục này càng ít tương lại tài chính càng được đảm bảo khi bạn về hưu.
So sánh lãi suất tiền gửi và lãi suất đầu tư sinh lời
Nếu bạn có ý định tìm kênh đầu tư để giúp tiền tiết kiệm của bạn sinh lời. Đầu tiên hãy khoan xem xét đến việc gửi tiền vào ngân hàng. Bạn có nhiều sự lựa chọn hơn vì những lý do sau đây:
- Tiền ngày càng mất giá
- Khủng hoảng tài chính có thể xảy ra bất cứ lúc nào
- Rủi ro mất tiền oan
- Lợi nhuận thấp khiến bạn mất chi phí cơ hội kiếm thêm tiền
- Con đường đi đến mục tiêu tự do về tài chính dài hơn.
Tiền ngày càng mất giá, chỉ có đầu tư mới có thể chống lại sự mất giá của đồng tiền
Ví dụ: Lãi suất tiền gửi ngân hàng đang là 4.5%/tháng. Bạn gửi tiền tiết kiệm mỗi tháng 5 triệu cho đến 1 năm sau tổng số tiền gửi của bạn là 60 triệu, tiền lãi gửi ngân hàng tối đa là 2,816,123 VND. Nhưng nếu bạn lựa chọn bỏ tiền vào quỹ đầu tư với tỷ suất sinh lời mỗi tháng là 15%. Sau một năm số tiền bạn có được cả vốn lẫn lời là 70,432,526 VND.
Ngoài ra, trong quá trình đầu tư ngoài tiền lời mỗi tháng bạn còn được hưởng lãi suất kép trong quá trình đầu tư. Lãi suất kép làm cho số tiền của bạn nhân lên nhanh hơn. Có sẳn 10 lý do để bạn đầu tư tài chính sớm nhằm gia tăng tiền tiết kiệm của bạn.
Tôi khuyên bạn nên tìm hiểu thêm về khóa học Bí Mật Thị Trường Nghìn tỷ. Khóa học giúp bạn có sự định hướng và đưa ra quyết định lựa chọn kênh có tỷ suất linh lời cao và phù hợp để đầu tư.
Chờ một tuần trước khi mua hàng giá trị
Nếu bạn đang vật lộn để tiết kiệm do tính tiêu tiền bốc đồng, hãy thiết lập cho mình một thời gian chờ trước khi sắm một món hàng giá trị. Hãy trì hoãn một tuần để bạn đủ tỉnh táo xem món hàng có thật sự cần thiết hay là ham muốn nhất thời.
Hãy sửa chữa thay vì bỏ đi
Khi một món đồ bị hư hỏng, hãy suy nghĩ đến việc sửa chữa nó trước khi bạn quyết định thay cái mới. Xem xét việc sửa chữa so với mua mới có lợi nhiều hay không, nhờ các dịch vụ tư vấn cho bạn về các chi phí hoặc phương án để có thể kéo dài tuổi thọ của món đồ đó.
Có thể bạn quan tâm: Bí quyết giữ bộ móng tay luôn đẹp bằng những cách đơn giản tại nhà
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ biquyet.com.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.